Tìm hiểu về cấu trúc của mắt

 Mắt không chỉ là một cơ quan chức năng trên cơ thể mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định ngoại hình của mỗi người. Chính vì vậy, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều phương pháp thẩm mỹ nhằm cải thiện cấu trúc của mắt giúp mọi người hoàn thiện vẻ đẹp ngoại hình. Cùng tìm hiểu một số thông tin về mắt và những lưu ý khi thẩm mỹ mí mắt để có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất!

Tìm hiểu chung về vị trí và chức năng của đôi mắt

Như chúng ta đều biết, mắt là một trong những giác quan quan trọng bậc nhất đối với cuộc sống mỗi người. Đây là bộ phận hỗ trợ con người quan sát hình ảnh từ đó đưa ra các phản ứng phù hợp với môi trường xung quanh. Cơ quan này tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng cần thiết bởi nó thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật sau đó chuyển cho não bộ xử lý và lưu trữ.

Xét về vị trí, bộ phận mắt nằm ở chính diện, mang tính quyết định tới cấu trúc của toàn gương mặt. Phía trên mắt là lông mày và trán, phía dưới là phần xương má khuôn mặt. Cấu tạo của bộ phận này thường được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy. Sau đó phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cấu trúc của Mắt

Cấu tạo bên ngoài của mắt

Cấu trúc của mắt

Cấu trúc mắt bên ngoài

Quan sát từ tổng thể bên ngoài, cấu trúc của mắt có các bộ phận sau:

  • Lông mi và mi mắt: Các chuyển động nhắm vào mở ra của mắt được thực hiện là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt. Những dạng phản xạ hoạt động này giúp mắt điều tiết không bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với các tác động từ môi trường như: khói, bụi, nước....

  • Củng mạc: Đây là một màng chắc dày và cứng bao quanh mắt nhằm tạo nên hình thể của nhãn cầu.

  • Giác mạc: Hay còn biết đến với tên gọi lòng đen. Đây là một màng trong suốt, dai, không có mạch máu. Giác mạc có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu với đường kính khoảng 11 mm, bán kính độ cong là 7,7 mm.

  • Kết mạc: Được hiểu là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc của nhãn cầu. Bộ phận này giúp duy trì sự ổn định lớp nước mắt. Đồng thời, tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập rủi ro từ bên ngoài vào giác mạc.

  • Mống mắt: Đây là vòng sắc tố bao quanh đồng tử, quyết định màu mắt của mỗi người.

  • Đồng tử là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt về mức cân bằng.

Cấu tạo bên trong

Cấu trúc mắt phía bên trong

Cấu trúc của mắt phía bên trong rất tinh vi và phức tạp. Trong đó thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận chính đóng vai trò quan trọng nhất để đảm bảo chức năng quan sát của đôi mắt. Các bộ phận bên trong này hầu hết chỉ có thể thăm khám thông qua các phương tiện chuyên khoa:

  • Thủy dịch: Đây là chất dịch mà thể mi tiết ra tiền phòng và hậu phòng, tạo thành áp lực dương để duy trì hình dạng cầu căng cho mắt. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho bộ phận giác mạc và thể thuỷ tinh.

  • Thủy tinh thể nằm sau phần mống mắt. Bộ phần này trong suốt có nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng đi qua, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc. Từ đây tạo thành hình ảnh rõ nét, có thể nhìn xa gần.

  • Võng mạc là một màng bên trong đáy mắt có công năng tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại. Trung tâm bộ phận võng mạc là hoàng điểm - nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất giúp nhận diện nội dung, độ sắc nét của hình ảnh. Từ đó, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.

  • Dịch kính: nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc đóng vai trò như một môi trường đệm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷ tinh.

  • Hắc mạc: Lớp màng mỏng nằm giữa 2 bộ phận là: củng mạc và võng mạc. Phận hắc mạc nối tiếp với mống mắt ở phía trước và có nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng con mắt.

Kết luận

Bên trên là tất cả thông tin về cấu trúc của mắt mà Seoul Center chia sẻ đến quý bạn đọc. Hi vọng sẽ hữu ích và có thông tin các bạn cần.

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng bình luận bên dưới để được giải đáp hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hotline: 1800 088 878

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cắt mí mắt ở đâu tốt? Có nên đi cắt mí mắt không?

Phẫu thuật mắt dễ thương – Xu hướng làm đẹp mắt hiện nay

Cắt mí mắt có mấy loại? Loại nào tốt?